Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế cho người mới

Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng cao là cơ hội tuyệt vời giúp những ai đang có nhu cầu kinh doanh thiết bị y tế. Nhưng với đặc trực ngành nghề bán dụng cụ y tế phục vụ sức khỏe con người nên các quy định, điều kiện cũng nghiêm ngặt hơn. Nhằm giúp các doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp thành công, chúng tôi tổng hợp và chia sẻ tới bạn kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế hiệu quả.

Có nên mở cửa hàng thiết bị y tế không?

Có nên mở cửa hàng thiết bị y tế không?

Sự phát triển của kinh tế giúp chất lượng cuộc sống của con người tăng cao, nhu cầu về làm đẹp, chăm sóc sức khỏe người bệnh cũng vì thế mà được cải thiện. Kéo theo nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, các ngành nghề liên quan như kinh doanh thiết bị y tế cũng trở thành một ngành hot, giúp thu về lợi nhuận hấp dẫn. Không ít doanh nghiệp, cá nhân hướng tới mở cửa hàng thiết bị y tế để kinh doanh. Nếu bạn đang có dự định mở cửa hàng bán thiết bị y tế, đừng bỏ qua “miếng bánh béo bở” này.

Dù đang là một ngành hot, nhưng với đặc thù ngành liên quan tới sức khỏe người dùng, việc mở cửa hàng thiết bị y tế không chỉ đòi hỏi vốn, sự hiểu biết về quy định pháp lý mà cần có hướng kinh doanh với chiến lược phù hợp.

Kinh nghiệm mở cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế từ A – Z

Thị trường kinh doanh dịch vụ y tế Việt Nam vẫn tăng trưởng không ngừng do nhu cầu thị trường tăng chóng mặt. Bởi vậy mà những doanh nghiệp mới cần chuẩn bị cho mình những kiến thức, năng lực để đầu tư, kinh doanh cửa hàng thiết bị y tế hiệu quả hơn.

Điều kiện & thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế cho doanh nghiệp

Điều kiện & thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế cho doanh nghiệp

Trước khi mở cửa hàng thiết bị y tế, bạn cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và đáp ứng những điều kiện thủ tục liên quan.

Điều kiện mở cửa hàng thiết bị y tế

Để mở cửa hàng thiết bị y khoa, bạn cần đảm bảo cửa hàng thiết bị y tế (buôn bán thiết bị y tế gia đình) cần đảm bảo:

  • Diện tích cửa hàng phù hợp, đủ chứa, trưng bày sản phẩm, vật tư thiết bị y tế.
  • Cửa hàng và nhà kho cần đảm bảo vệ sinh, khô ráo, sạch sẽ, đủ thiết độ bảo quản sản phẩm – trang thiết bị y tế đúng tiêu chuẩn.
  • Cửa hàng cần tuân thủ và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dụng cụ, thiết bị y tế theo đúng quy định của pháp luật.
  • Các trang thiết bị y tế kinh doanh cần có chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

Bên cạnh các quy định về cửa hàng, khi kinh doanh thiết bị y tế, bạn cần có giấy phép lưu hành/nhập khẩu trang thiết bị y tế đúng quy định. Kinh doanh các sản phẩm thiết bị y tế có đầy đủ giấy tờ, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chi tiết thông tin sản phẩm đi kèm (thông tin kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, thời gian sử dụng, bảo hành, bảo dưỡng, điều kiện,…).

Thủ tục mở cửa hàng thiết bị y tế

Cũng như kinh doanh nhiều lĩnh vực ngành nghề khác, bạn cũng cần tiến hành đăng ký kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn hình thức kinh doanh hộ kinh doanh hộ cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp. Trường hợp đăng ký hộ kinh doanh cá thể, bạn chuẩn bị các thủ tục sau:

  • Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể, mở cửa hàng thiết bị y tế. Giấy phép đăng ký thể hiện đầy đủ từ số vốn, địa chỉ, tên, số/ngày cấp chứng minh thư chủ hộ kinh doanh, nghề nghề kinh doanh, tên cửa hàng thiết bị y khoa, chữ ký xác nhận,…
  • Hợp đồng thuê cửa hàng (nếu bạn đi thuê mặt bằng kinh doanh).
  • Bản sao chứng minh thư chủ cửa hàng, người đứng tên trong đăng ký kinh doanh.
  • Các giấy tờ liên quan chứng minh xuất xứ vật tư thiết bị y tế; bản công bố điều kiện mua bán trang thiết bị y tế (theo mẫu số 7, quy định tại Phụ lục I, Nghị định 36/2016/NĐ-CP) đối với thiết bị y tế loại B, C, D;…

Trường hợp mở hệ thống cửa hàng, cửa hàng kinh doanh quy mô lớn, bạn lập doanh nghiệp và chuẩn bị các thủ tục hồ sơ sau:

  • Giấy phép kinh doanh.
  • Danh sách cổ đông hay thành viên góp vốn, danh sách nhân sự.
  • Điều lệ của công ty kinh doanh thiết bị y tế.
  • Giấy tờ tùy thân chủ doanh nghiệp: chứng minh thư, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu (bản sao công chứng).
  • Sau khi chuẩn bị xong thủ tục hồ sơ, bạn nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt cửa hàng. Sau 3 – 5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép.

Để chuẩn bị đủ hồ sơ nhất, bạn nên tìm hiểu hướng dẫn chi tiết của phòng đăng ký hoặc các đơn vị dịch vụ luật nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, mở cửa hàng nhanh chóng hơn.

Lên kế hoạch chi tiết mở cửa hàng dụng cụ y khoa

Lên kế hoạch chi tiết mở cửa hàng dụng cụ y khoa

Để kinh doanh thành công, bạn nên có một kế hoạch cụ thể với mục tiêu chi tiết, mục đích rõ ràng. Có vậy thì hướng kinh doanh của bạn mới đúng đắn và đạt hiệu quả như ý.

Khi mở cửa hàng thiết bị y tế, bạn nên lập kế hoạch cho từng mảng hoạt động như: kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, kế hoạch thu chi, kế hoạch quản lý nhân sự,…

Kế hoạch càng rõ ràng, hướng đi sẽ càng có sự cẩn trọng và an toàn hơn cho bạn. Đồng thời, bạn đừng quên tạo ra những trường hợp phát sinh giả và đề ra một số giải pháp hợp lý nhằm giảm bỡ ngỡ khi có vấn đề trong hoạt động kinh doanh.

Cách tìm kiếm nguồn hàng thiết bị y tế chất lượng

Thiết bị y tế luôn đòi hỏi tính an toàn và quy định nghiêm ngặt cao. Bởi vậy, khi mở cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế bạn cũng cần tìm được nguồn hàng chất lượng. Thông thường, thiết bị y tế được phân phối tại Việt Nam sẽ được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Châu Âu (Mỹ, Đức, Anh,…) hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Dù mua ở đâu, bạn cũng cần tìm hiểu chi tiết địa chỉ bán vật tư y tế, thiết bị y khoa uy tín, trang bị cho mình kiến thức phân biệt hàng giả, hàng nhái nhằm kiểm soát chất lượng tốt hơn. Ngoài việc nhập trực tiếp, bạn có thể tìm tới các nhà phân phối thiết bị y tế trong nước như Medtronic, GE  Healthcare, CPT Sutures,….

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng phù hợp

Lựa chọn địa điểm mở cửa hàng thiết bị y tế

Hãy xem xét mục đích mở cửa hàng thiết bị y tế của bạn hướng tới đối tượng là ai (người dân trong vùng? bệnh nhân ở bệnh viện gần cửa hàng? các đơn vị đại lý, sỉ lẻ thiết bị y tế?,…). Hãy xem xét kỹ mặt hàng bạn kinh doanh dành cho đối tượng khách hàng nào và lựa chọn vị trí mở cửa hàng thiết bị y tế cho phù hợp.

Địa chỉ phù hợp nhất để mở cửa hàng thiết bị y tế là gần khu phòng khám, bệnh viện, khu dân cư đông đúc,… Nơi có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe, các bệnh viện chủ yếu cung cấp dịch vụ khám và thuốc uống chứa ít có thiết bị y tế.

Trong quá trình lựa chọn địa điểm kinh doanh, bạn cũng cần xem xét tình hình đối thủ cạnh tranh quanh khu vực bạn, các hướng kinh doanh, dịch vụ, giá cả,… mọi mặt để có hướng đi phù hợp, cạnh tranh hiệu quả.

Triển khai kế hoạch marketing cho cửa hàng

Cùng với việc nhập hàng và mở cửa kinh doanh offline. Bạn cũng cần xây dựng những chiến dịch marketing để hoạt động kinh doanh thiết bị y tế hiệu quả hơn. Nhất là trong bối cảnh thời đại công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão này, nếu bạn không quảng bá rộng rãi sản phẩm trên thị trường, bạn khó mà tiếp cận được đối tượng khách hàng mục tiêu.

Hãy kết hợp đa dạng hình thức marketing online và offline nhằm tiếp cận khách hàng mục tiêu mọi lúc, mọi nơi, tăng cơ hội chuyển đổi thành khách hàng dễ dàng hơn. Với hình thức offline, bạn có thể sử dụng hình thức như phát tờ rơi, băng rôn, biển quảng cáo, quảng cáo di động,… Hình thức online, bạn có thể ứng dụng trên mọi nền tảng mạng xã hội, phương tiện thông tin đại chúng…

Việc chuẩn bị cho mình kế hoạch tỉ mỉ từng khía cạnh sẽ giúp việc mở cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế luộn suôn sẻ và thành công hơn. Hi vọng với kinh nghiệm mở cửa hàng thiết bị y tế chia sẻ bên trên sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Category
Tags

Comments are closed